Xử trí sốc phản vệ ở trẻ em theo phác đồ chung

897

Sốc phản vệ là phản ứng quá mẫn khi có sự xâm nhập lần thứ hai của dị nguyên vào cơ thể trẻ. Ở trẻ nhỏ, khi bị sốc phản vệ cần nhanh chóng xử lý chính xác theo phác đồ chung của bộ y tế.

Chuyên gia y tế Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, sốc phản vệ ở trẻ em xuất hiện rất nhanh, chỉ sau 30 phút hoặc ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên là có thể xuất hiện sốc phản vệ. Sốc phản xảy ra với một số triệu chứng tụt huyết áp và trụy tim mạch, suy hô hấp cấp do tăng tính thấm thành mạch,…

Xử trí sốc phản vệ ở trẻ em theo phác đồ chung

Xử trí ban đầu sốc phản vệ ở trẻ em

Chia sẻ tại tin tức y dược Pasteur, các chuyên gia cho biết xử trí ban đầu, các bạn cho trẻ nằm tại chỗ, đầu thấp, ủ ấm, nằm nghiêng khi có nôn, đo huyết áp cho trẻ 10 phút/lần.

  • Ngừng ngay tiếp xúc dị nguyên (thuốc đang tiêm, uống …).
  • Duy trì đường thở: tư thế đường thở mở, hút đờm dãi và thở oxy.
  • Trường hợp tắc nghẽn đường thở nặng trẻ tím nhiều: đặt nội khí quản hô hấp hỗ trợ.
  • Epinephrine: tiêm bắp Adrenalin 1/1000 (0,01 mg/kg), 0,01 ml/kg, hoặc ở trẻ em không biết cân nặng Adrenalin 1‰ 0,3 ml.

+ Tiêm bắp ngay sau khi xuất hiện triệu chứng sốc phản vệ.

+ Có thể nhắc lại 5 – 10 phút liều lượng như trên cho đến khi huyết áp trở lại bình thường.

Một số biện pháp khác điều trị sốc phản vệ ở trẻ em

  • Tuỳ theo điều kiện trang thiết bị và trình độ chuyên môn mà có thể áp dụng một số biện pháp sau.

Chống suy hô hấp

  • Làm thông đường thở, thở O2, thổi ngạt.
  • Đặt nội khí quản bóp bóng oxy, thông khí nhân tạo.
  • Mở khí quản trường hợp có phù thanh môn.
  • Truyền tĩnh mạch: Aminophylin 1mg/kg/giờ hoặc terbutalin 0,2 mcg / kg /phút. Có thể dùng terbutalin 0,2 ml/10 kg tiêm dưới da, nhắc lại sau 6 – 8 giờ trường hợp không đỡ khó thở hoặc xịt họng terbutalin/hoặc salbutmol 2,5mg – 5 mg/lần x 4 – 5 lần/ngày.

Xử trí sốc phản vệ ở trẻ em như thế nào?

Chống suy tuần hoàn

  • Thiết lập 2 đường truyền tĩnh mạch: 1 đường truyền dịch điện giải, duy trì tiền gánh, 1 đường truyền thuốc vận mạch.
  • Truyền Adrenalin duy trì huyết áp: liều lượng khởi đầu 0,1 mcg/kg/phút điều chỉnh theo huyết áp, liều lượng tối đa 2 mcg/kg/phút.

Một số thuốc khác

  • Methylprednisolon 1 – 2 mg/kg/ lần tĩnh mạch phương pháp 4h hoặc tiêm bắp.
  • Hydrocortison hemisuccinat 5 mg/kg/giờ tĩnh mạch hoặc tiêm bắp tại tuyến cơ sở có thể liều lượng cao hơn trường hợp sốc nặng.
  • Diphenylhydramin 1- 2 mg/kg/lần tĩnh mạch hoặc prometazin 1 mg/kg/lần tiêm bắp phương pháp 6 – 8 giờ.
  • Ranitidin 1- 2 mg/kg/lần phương pháp 6 – 8 giờ trong sốc nặng hoặc tĩnh mạch.

Giám sát: mạch, HA, nhịp thở, SpO2, ý thức, bài niệu, 30 phút – 1 giờ/1 lần.

Điều trị phối hợp và theo dõi

  • Theo dõi ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định: giám sát: mạch huyết áp, nhịp thở, SpO2, ý thức, bài niệu, 30 phút – 1 giờ/1 lần.
  • Trường hợp huyết áp không ổn định có thể dùng dung dịch cao phân tử: plasma, Human albumin, phối hợp thuốc vận mạch.

Các bạn cử nhân Cao đẳng Điều dưỡng có thể tiêm Adrenalin theo phác đồ trên khi bác sỹ chưa kịp có mặt.

Thông tin trên website Trường Cao đẳng Y dược Pasteur Tp.HCM chỉ mang tính chất tham khảo, trẻ tuyệt đối không áp dụng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ Nhi khoa.

Tài liệu tham khảo: Thực hành Cấp cứu – Hồi sức Nhi khoa

Nguồn: truongcaodangyduoctphcm.net.vn tổng hợp