Dược sĩ TP.HCM chia sẻ tác dụng những nhóm thuốc lợi tiểu trên lâm sàng

729

Hiện nay trên lâm sàng có một số nhóm thuốc tân dược điều trị bệnh huyết áp tim mạch. Trong đó nhóm thuốc lợi tiểu được chỉ định cho một số ca bệnh đặc hiệu. Vậy có bao nhiêu nhóm lợi tiểu hiện nay?

Có bao nhiêu nhóm lợi tiểu hiện nay?

Những giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại TP.HCM chia sẻ bạn đọc 3 nhóm chính bao gồm: Ca, quai, thiazid như sau:

Nhóm carbonic anhydrase (ca)

Thuốc phong toả carbonic anhydrase (ca) bao gồm: Acetazolamid, Diclophenamid, Methazolamid.

Tác dụng và cơ chế carbonic anhydrase (ca)

Giảng viên Trung cấp Dược Sài Gòn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  chia sẻ cơ chế hoạt động của carbonic anhydrase (ca) như sau: Trong tế bào ống thận, enzym CA xúc tác cho quá trình giải phóng ion H+. Sau khi được giải phóng, H+ sẽ bài xuất vào lòng ống thận và trao đổi với Na+ được tái hấp thu. Khi enzym CA bị phong toả, lượng H+ giảm hoặc không được giải phóng. Vì vậy, Na+ giảm hoặc không được tái hấp thu, thải trừ ra ngoài nước tiểu, kéo theo nước nên lợi tiểu.

Mặt khác, do sự tranh chấp bài xuất giữa H+ và K+, khi thiếu H+ thì K+ tăng thải trừ và hạn chế chuyển NH3 thành NH4+. Như vậy, thuốc phong toả CA làm tăng thải trừ Na+, K+, HCO3-, giảm K+ máu và gây nhiễm acid chuyển hoá (nếu sử dụng thuốc kéo dài)

Chỉ định sử dụng thuốc carbonic anhydrase (ca)

Chuyên gia y tế chia sẻ tại Tin tức Y dược về các chỉ định để điều trị như sau:

  • Thuốc cho hiệu quả tốt trong điều trị tăng nhãn áp.
  • Thuốc sử dụng trong điều trị động kinh.
  • Thuốc còn giúp điều trị nhiễm base chuyển hóa mạn do thuốc làm giảm dự trữ base.
  • Thuốc sử dụng lợi tiểu trong phù do những bệnh của tim, gan, thận… (hiện nay ít sử dụng).


Nhóm thuốc lợi tiểu sử dụng ra sao?

Nhóm lợi tiểu quai

Những dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM cho biết đây là nhóm thuốc có tác dụng mạnh so vối những thuốc lợi tiểu khác. Vị trí tác dụng của thuốc ở quai Henle.

Gồm: Furosemid, Acid Ethacrynic và Bumetanicl

Tác dụng và cơ chế lợi tiểu quai

Tác dụng lợi tiểu nhanh, mạnh, thời gian tác dụng ngắn. Những thuốc nhóm này có tác dụng lợi tiểu bằng cách:

  • Thuốc này phong toả cơ chế đồng vận chuyển ở nhánh lên của quai Henle, làm tăng thải trừ Na+, Cl-, K+ kéo theo nước nên lợi tiểu (xem phần 1.2).
  • Thuốc gây giãn mạch thận, tăng lưu lượng máu qua thận, tăng độ lọc cầu thận, phân phối lại máu có lợi cho những vùng sâu ở vỏ thận, kháng ADH tại ống lượn xa.
  • Thuốc gây giãn tĩnh mạch, giảm ứ máu ở phổi, giảm áp suất thất trái.
  • Thuốc làm tăng đào thải Ca++, Mg++ làm giảm Ca++ và Mg++ máu. Tác dụng này ngược với thiazid.

Chỉ định sử dụng thuốc lợi tiểu quai

Thuốc được chỉ định sử dụng trong những trường hợp:

  • Thuốc được sử dụng trong cấp cứu: Sử dụng trong phù phổi cấp, phù nặng, cơn tăng huyết áp.
  • Thuốc sử dụng điều trị phù: Do những bệnh gan, thận, phổi, phòng và điều trị sản giật ở người mang thai.
  • Suy tim trái cấp và suy tim mạn tính có phù đã kháng với những thuốc lợi tiểu khác.
  • Điều trị chứng Ca++ máu cao.
  • Thuốc đạt hiệu quả tốt trong suy thận urê huyết cao.


Nhóm lợi tiểu dành cho người bệnh tim mạch

Nhóm lợi tiểu thiazid

Thuốc lợi tiểu nhóm thiazid gồm: Chlorothiazid, Hydrochlorothiazid, Metylchlorothiazid, Polythiazid, Indapamid, Chlorthalidon…

Tác dụng và cơ chế lợi tiểu thiazid

Thiazid ức chế tái hấp thu Na+ và Cl- ở đoạn pha loãng của ống lượn xa, theo cơ chế đồng vận chuyển như nhánh lên quai Henle. Bên cạnh đó, Dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Tp. Hồ Chí Minh – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết thuốc lợi tiểu nhóm thiazid làm tăng thải lượng Na+ và Cl- tương đương nhau nên còn được gọi là thuốc thải trừ muối. Liều cao ức chế Ca nhưng ức chế kém acetazolamid.

Thuốc tăng thải trừ K+ theo hai cơ chế:

  • Thuốc ức chế CA, H+ giảm thải trừ, nên K+ tăng thải (do tranh chấp với H+).
  • Do ức chế tái hấp thu Na+ nên nồng độ Na+ tăng cao ở ống lượn xa, gây phản ứng bù trừ tăng thải K+ để kéo Na+ lại.

Những thông tin tại truongcaodangyduoctphcm.net.vn chỉ tính tham khảo và không được sử dụng để thay thế chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không làm theo!

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  tổng hợp kiến thức dược lâm sàng!