Nội dung tóm tắt
- 1 Mục đích của quy trình định danh vi khuẩn bệnh bạch hầu. Đây là bệnh cảnh nhiễm trùng cấp đường hô hấp (họng, thanh quản) có khả năng lây truyền cao trong cộng đồng.
- 1.1 Nguyên tắc định danh vi khuẩn bệnh bạch hầu
- 1.2 Trang thiết bị và vật tư cần có để định danh vi khuẩn bệnh bạch hầu
- 1.3 Kiểm tra chất lượng của việc định danh vi khuẩn bệnh bạch hầu
- 1.4 An toàn trong quá trình định danh vi khuẩn bệnh bạch hầu
- 1.5 Nội dung thực hiện quy trình định danh vi khuẩn bệnh bạch hầu
Mục đích của quy trình định danh vi khuẩn bệnh bạch hầu. Đây là bệnh cảnh nhiễm trùng cấp đường hô hấp (họng, thanh quản) có khả năng lây truyền cao trong cộng đồng.
- Quy trình lấy máu tĩnh mạch làm xét nghiệm huyết học- đông máu
- Quy trình thử nghiệm sinh PYR của vi khuẩn
- Thuốc giảm đau E-cox 90 được dùng khi nào?
Quy trình định danh vi khuẩn bệnh bạch hầu
Quy trình định danh vi khuẩn bệnh bạch hầu được áp dụng cho khoa/phòng xét nghiệm Vi sinh khi tiến hành nuôi cấy, phân lập và định danh một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong bệnh phẩm.
Phòng xét nghiệm có nhiệm vụ nuôi cấy, thực hiện một số thử nghiệm định danh vi khuẩn theo đúng quy trình chuyên môn và an toàn sinh học.
Kỹ thuật viên Xét nghiệm: Đã được đào tạo Cao đẳng Xét nghiệm và có chứng chỉ hoặc chứng nhận về chuyên ngành Vi sinh y học
Nguyên tắc định danh vi khuẩn bệnh bạch hầu
Định danh vi khuẩn Corynebacterium diphtheria dựa vào một số đặc tính nuôi cấy, hình thái vi khuẩn, khuẩn lạc (khóm) trên một số môi trường chọn lọc và một số phản ứng sinh hóa đặc trưng.
Trang thiết bị và vật tư cần có để định danh vi khuẩn bệnh bạch hầu
Trang thiết bị
- Tủ an toàn sinh học cấp 2
- Kính hiển vi quang học
- Tủ ấm thường
- Tủ ấm CO2 hoặc thiết bị tạo CO2
Hình ảnh vi khuẩn bệnh bạch hầu
Dụng cụ
- Pipette vô trùng
- Que cấy 1 µL
- Đèn cồn
- Lam kính
- Dầu soi
Vật liệu
Môi trường nuôi cấy:
- Blood Agar (BA): Thạch máu
- Một số môi trường chọn lọc: Cystine Tellurite Blood Agar (CTBA), Tinsdale Agar (TIN), Loeffler Agar (LAS).
- Môi trường tăng sinh Todd-Hewitt.
- Sinh phẩm:
- Bộ nhuộm Gram
- Bộ nhuộm Alkaline methylene blue (bắt buộc)
- Hydrogen peroxide 3% (thử nghiệm catalase)
- Một số thử nghiệm sinh hóa: Nitrate, Urea, di động, Esculine, Staphylococcus aureus ATCC 25923 (để làm thử nghiệm CAMP test).
Kiểm tra chất lượng của việc định danh vi khuẩn bệnh bạch hầu
- Một số loại sinh phẩm, môi trường nuôi cấy đảm bảo còn hạn sử dụng và trước khi sử dụng đảm bảo được tiến hành kiểm tra chất lượng để đảm bảo chất lượng.
- Chủng vi khuẩn chuẩn Corynebacterium diphtheria ATCC 13812.
An toàn trong quá trình định danh vi khuẩn bệnh bạch hầu
Áp dụng tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp II
Nội dung thực hiện quy trình định danh vi khuẩn bệnh bạch hầu
Giảng viên Liên thông Cao đẳng Xét nghiệm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ đến các bạn sinh viên Cao đẳng Y dược cách thực hiện quy trình định danh vi khuẩn bệnh bạch hầu (Corynebacterium diphtheria) như sau:
Quy trình định danh vi khuẩn bệnh bạch hầu diễn ra như thế nào?
Phương pháp thu thập, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm
Phương pháp thu thập bệnh phẩm:
- Sử dụng que gòn để thu thập bệnh phẩm vùng mũi-họng-thanh quản.
- Gạt bỏ lớp màng trắng phủ trên vùng mô viêm nhiễm. Phết que gòn vào vùng mô viêm.
- Thu thập bệnh phẩm tại nhiều vị trí để tăng khả năng phân lập vi khuẩn. Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu:
- Sử dụng môi trường bảo quản và chuyên chở (ví dụ: môi trường Stuart-Amies) để bảo quản que gòn.
- Nuôi cấy vi khuẩn ngay để kịp thời phân lập và định danh vi khuẩn.
- Gửi mẫu kèm phiếu yêu cầu xét nghiệm. Trong phiếu yêu cầu xét nghiệm đảm bảo đầy đủ thông tin bệnh nhân, thời gian lấy mẫu, vị trí lấy mẫu, tiền sử chích ngừa (nếu có).
Tiêu chuẩn từ chối:
- Mẫu thu thập ở một số vị trí giải phẫu mà vi khuẩn bạch hầu chưa gây bệnh.
- Mẫu chưa có phiếu xét nghiệm đi kèm.
- Mẫu được vận chuyển và bảo quản chưa đúng phương pháp.
- Mẫu lấy quá 24 giờ mà chưa bảo quản trong môi trường vận chuyển silica gel.
Quy trình xử lí mẫu
Quy trình nuôi cấy:
Tiến hành cấy chuyển trong tủ an toàn sinh học cấp II.
- Cấy que phết vào môi trường CTBA và BAP, ủ ở nhiệt độ 350 – 37 độC, hiếu khí.
- Quy trình nuôi cấy và định danh được thể hiện theo sơ đồ dưới đây.
Nguồn: Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm trên lâm sàng (NXB Y học Hà Nội -2017
Được chuyên khoa Cao đẳng Xét nghiệm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp