Các chuyên gia nhận định gì về việc: “Nên bỏ thi THPT quốc gia?”

831

Trước tình hình dịch bệnh hiện nay, nhiều ý kiến của giáo viên, lãnh đạo trường, chuyên gia giáo dục cho rằng “không nên tổ chức thi THPT quốc gia năm 2020”.

Có nên bỏ kỳ thi THPT không?

Vấn đề quan tâm nhất hiện nay của các phụ huynh và học sinh là dịch bệnh phức tạp chưa biết khi nào có thể đi học trở lại. Vậy các chuyên gia nhận định như thế nào về tình hình này?

Kinh phí tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia

Theo tin tức Cao đẳng Y Dược cập nhật, việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia trong năm 2018 được tính toán mức phí không dưới 35 tỉ đồng, kinh phí trên đã bao gồm việc tập huấn nghiệp vụ thi, ra đề, chi phí địa điểm làm việc, ăn ở, thuê hạ tầng, vận hành, nâng cấp phần mềm quản lý thi, vận chuyển đề, chấm thi và cuối cùng là kiểm tra thi. 

Trong khi đó, riêng số tiền được trích để mua máy móc và vật tự trong kỳ thi là trên 19 tỉ đồng,… Công tác kiểm tra thi với 40 đoàn, mỗi đoàn 5 người/3 ngày thì mức chi phí phải bỏ ra là trên 1,53 tỉ đồng.

Không cần thiết thi thpt quốc gia?

Theo thống kê của tin tức giáo dục cho thấy các năm gần đây có tỉ lệ tốt nghiệp hằng năm rất cao, trong đó vào năm 2019 khi thay đổi cách thức xét, tỉ lệ này cũng chỉ giảm một ít từ trên 97% xuống còn khoảng mức 94%. Như vậy, dù không có kỳ thi THPT Quốc gia thì hầu hết học sinh vẫn tốt nghiệp.

Kỳ thi THPT Quốc gia gây tốn kém?

Các chuyên gia, người trong cuộc nghĩ gì về việc “bỏ kì thi THPT Quốc Gia”?

TS Tô Văn Phương – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nha Trang – nhận định: “Như vậy, xét tổng thể, đa phần học sinh THPT có năng lực đủ để tốt nghiệp. Việc đánh giá học sinh cũng là quá trình ba năm học chứ không chỉ ở một vài bài thi THPT quốc gia, nên việc cả nước phải chi hàng ngàn tỉ đồng cho một kỳ thi quốc gia để mục tiêu chính là xét tốt nghiệp theo tôi là không cần thiết”.

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng – hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM – còn cho rằng “ trong tình hình dịch COVID-19 phức tạp hiện nay, nếu bỏ được kỳ thi THPT quốc gia là điều tốt vì sẽ giảm rủi ro, đỡ tốn kém cho xã hội.”

Trong khi theo TS Trần Đình Lý – phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, Luật giáo dục hiện hành quy định học sinh muốn được cấp bằng tốt nghiệp THPT phải thông qua kỳ thi nhưng không nói rõ kỳ thi mang tầm quốc gia. “Do vậy kỳ thi này có thể do trường phổ thông hoặc sở GD-ĐT tổ chức cũng được” – ông Lý nhấn mạnh.

Các chuyên gia nghĩ gì về việc bỏ kỳ thi THPT Quốc Gia?

PGS.TS Nguyễn Kim Hồng (nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho biết:

“Luật giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 14-6-2019, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2020. Tuy nhiên, với thực tế hiện nay cho thấy Luật giáo dục không quy định trường hợp dịch bệnh kéo dài nên chỉ có cách là sửa luật và đây là quyền và trách nhiệm của Quốc hội.

Với thực tế tình hình dịch COVID-19 hiện nay, Bộ GD-ĐT cần phải tính đến cả phương án xấu nhất là chưa thể đi học được cho đến tận tháng 7, việc thi cử sẽ ra sao? Do vậy, Bộ GD-ĐT cần phải xem xét việc kiến nghị Quốc hội sửa đổi Luật giáo dục để có thể bỏ kỳ thi THPT quốc gia ngay trong năm nay.”

Một số Giáo viên Cao đẳng Điều dưỡng tại các trường Cao đẳng Y dược trên địa bàn Hà Nội nhận định.

Đồng tình với quan điểm của các chuyên gia. Vì thực tế cho thấy số lượng thời gian học của học sinh cuối cấp không đồng đều ở các tỉnh thành hiện nay. Từ khi dịch bệnh xảy ra thì các em nghỉ học kéo dài từ sau tết. Vì vậy, sẽ không công bằng khi học sinh phải thi chung một đề thì mà thời gian học không đồng đều giữa các tỉnh hiện nay. 

Nguồn: Tuoitre.vn – tổng hợp bởi Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur