Cập nhật Co-ro-na 4/3: Dịch bệnh tiếp tục lây lan mạnh ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ

893

Đại Hàn Dân Quốc ngày 4/3 công bố thêm 516 trường hợp nhiễm vi-rút Co-ro-na, nâng tổng sống trường hợp nhiễm ở nước này lên tới 5.328.

Hàn Quốc (Korea) tiến hành khử trùng nơi công cộng

Co-ro-na tại Đại Hàn Dân Quốc

Theo cập nhật của Tin Y Tế cho thấy  Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Đại Hàn Dân Quốc (KCDC) sáng 4/3, nước này đã phát hiện thêm 516 ca nhiễm mới. Tổng số người bệnh dương tính với chủng vi-rút Co-ro-na mới (SARS-CoV-2) tại Đại Hàn Dân Quốc lên đến 5.328 người.

Số ca nhiễm ở Daegu và tỉnh Gyeongsang Bắc lần lượt là 4.005 và 774. Các ca mới cũng tập trung hầu hết ở 2 địa phương này.

Đại Hàn Dân Quốc hiện là nơi có nhiều ca nhiễm nhất bên ngoài Đại Hàn Dân Quốc, số ca nhiễm tăng thêm mỗi ngày ở đây đã vượt qua Trung Quốc. Trong lúc số ca nhiễm đang giảm tại Trung Quốc, nơi đầu tiên bùng phát dịch, lo ngại cũng gia tăng tại Đức cũng như châu Âu sau khi chứng kiến số ca nhiễm tăng vọt tại Italy.

Trong ngày 3/3, số ca dương tính tại Đức đã tăng đến 188, trong khi Italy đã ghi nhận hơn 2.500 ca. Thêm 27 người thiệt mạng vì vi-rút Co-ro-na vừa được ghi nhận tại Italy trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca thiệt mạng ở nước này lên tới 79.

Tình hình dịch bệnh chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Co-ro-na tại Mỹ

Một công dân của bang North Carolina đã được xét nghiệm dương tính với vi-rút Co-ro-na sau khi quay trở về từ chuyến thăm bang Washington. Người này được cho là đã nhiễm bệnh sau khi tới thăm viện dưỡng lão LifeCare ở Kirkland, nơi đã có 6 người thiệt mạng do Co-ro-na.

Số người được xác định nhiễm vi-rút tại thành phố Seattle đã lên tới 27 người, tăng thêm 9 người so với hôm thứ Hai vừa qua. Hiện Mỹ đang theo dõi 108 người nghi nhiễm vi-rút Co-ro-na.

Co-ro-na tại Châu Âu

Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy cho biết hiện số ca nhiễm ở nước này tính đến cuối ngày 3/3 là 2.502, tức tăng gần 500 ca một ngày so với con số 2.036 một ngày trước đó, theo Reuters.

Các con số trên vẫn “giữ cho” Italy là ổ dịch lớn nhất châu Âu.

Tình hình co-ro-na tại châu Âu

Tình hình co-ro-na tại châu Âu

  • Ở Áo, một cặp đôi trẻ người Ý sống ở Innsbruck, Tyrol đã được xác nhận nhiễm vi-rút. Một trong hai người từng làm việc ở một khách sạn – nơi đã bị đóng cửa
  • Thụy Sỹ nói một người đàn ông trong độ tuổi 70 sống ở Ticino, biên giới Ý, đã bị nhiễm vi-rút ở Milan vào 15/2 và hiện đang bị cách ly
  • Một người đàn ông ở Croatia vừa trở về từ Ý đã trở thành người bệnh đầu tiên ở Balkan
  • Tại Tenerife ở Tây Ban Nha, khoảng 1.000 khách đã bị cách ly trong khách sạn sau khi một bác sỹ và vợ ông dương tính với vi-rút Co-ro-na
  • Tây Ban Nha công bố ca nhiễm đầu tiên, liên quan đến một phụ nữ ở Barcelona từng đến bắc Ý
  • Pháp và Đức cũng xác nhận các ca nhiễm đầu tiên liên quan đến những người tới bắc Ý gần đây

Tình hình Co-ro-na Tại Việt Nam 4/3/2020

Các chuyên gia Y tế (tại Cao đẳng Y Dược Sài Gòn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cập nhật đến bạn đọc về tình hình dịch bệnh tại xã Sơn Lôi như sau: Sau 21 ngày thực hiện nghiêm túc lệnh phong tỏa cách ly, không để xuất hiện thêm ca nhiễm COVID-19 mới, vào lúc 0h giờ ngày 04/3/2020, xã Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) chính thức hết thời hạn cách ly, dỡ bỏ phong toả.

Tình hình tại xã Sơn Lôi đêm ngày 3/4 

Theo tin từ Bộ Y tế, vào 23h đêm ngày 03/3/2020, tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, Hội nghị công bố quyết định của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Phúc về việc chấm dứt hoạt động của các chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên đã được tổ chức.

Xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) – nơi từng được coi là “tâm dịch” COVID-19 với 11 ca dương tính. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, chiều ngày 12/02/2020, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có Quyết định số 269/QĐ-UBND ngày 12/2/2020 về việc triển khai khẩn cấp các nhiệm vụ tại Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 01/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Theo truongcaodangyduoctphcm.net.vn tổng hợp từ nhiều nguồn về tình hình dịch bệnh Covid-19