Dược sĩ Pasteur giải đáp: Thuốc Loratadin dùng thế nào?

644

Loratadin là một thuốc để điều trị dị ứng. Để sử dụng loratadin hợp lý và an toàn, người bệnh cần tuân thủ y lệnh phác đồ của bác sĩ điều trị.

Thuốc Loratadin dùng thế nào?

Loratadin là gì?

Dược sĩ Pasteur chia sẻ, Loratadin là thuốc kháng Histamin 3 vòng (thuốc kháng histamin thế hệ thứ 2, có tác dụng kháng Histamin chọn lọc trên thụ thể H1), có tác dụng kéo dài đối kháng chọn lọc trên thụ thế H1 ngoại biên và ít có tác dụng trên thần kinh trung ương

Thuốc Loratadin chuyển hoá qua gan lần đầu thành sản phẩm chủ yếu là Descarboethoxyloratadin, là chất chuyển hoá có tác dụng dược lý.  Hấp thu nhanh sau khi uống. Tác dụng kháng histamin xuất hiện trong vòng 1 – 4 giờ, đạt tối đa sau 8-12 giờ, và kéo dài hơn 24 giờ. Đạt nồng độ tối đa trong huyết tương sau 1,5 giờ.

Liên kết protein huyết tương 97%. ở liều điều trị thuốc không qua được hàng rào máu não nên không phân bố vào não. Khoảng 80% tổng liều thải trừ qua nước tiểu và qua phân ngang nhau dưới dạng đã chuyển hoá. Thời gian bán thải của thuốc Loratadin là 17 giờ, thời gian sẽ tăng lên ở những người cao tuổi và người xơ gan.

Loratadin có tác dụng gì?

Một số tác dụng của Loratadin được dược sĩ Cao đẳng Dược Tp.HCM chia sẻ như sau: Thuốc Loratadin có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin. Ngoài ra thuốc cũng có tác dụng chống ngứa và nổi mày đay.

Thuốc Loratadin không có tác dụng an thần. Ít có tác dụng phụ trên thần kinh trung ương so với các thuốc kháng H1 thế hệ II khác. Không có tác dụng bảo vệ hoặc trợ giúp với trường hợp giải phóng histamin nặng như choáng phản vệ. Loratadin dùng ngày một lần, là thuốc được lựa chọn đầu tiên để điều trị viêm mũi dị ứng và mày đay dị ứng.

Loratadin dùng cho ai?

Thuốc Loratadin được chỉ định dùng trong các trường hợp:

  • Người bệnh viêm mũi dị ứng
  • Người bệnh viêm kết mạc dị ứng
  • Những người bị ngứa và mày đay có liên quan đến histamin

Liều dùng Loratadin như thế nào?

Các dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược khuyến cáo người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc Loratadin, hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn về phương pháp điều trị và liều dùng phụ hợp.

Liều dùng Loratadin sau đây mang tính tham khảo, không áp dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: l0mg/ 24 giờ. Có thể dùng dạng viên nén l0mg, siro lmg/ml, viên nén Claritin- D (l0mg Loratadin + 240mg pseudoephedrin sulphat)
  • Trẻ em từ 2 – 12 tuổi: Trọng lượng cơ thể >30 kg: 10ml (lmg/ml) siro Loratadin/24 giờ. Trọng lượng cơ thể <30 kg: 5ml (lmg/ml) siro Loratadin/24 giờ.
  • An toàn và hiệu quả khi dùng Loratadin cho trẻ em dưới 12 tuổi chưa được xác định.

Sử dụng thuốc Loratadin như thế nào?

Ngoài ra, với người bị suy gan hoặc suy thận nặng: Dùng liều ban đầu l0mg (viên nén hoặc siro), cứ 2 ngày dùng một lần.

Tác dụng không mong muốn ARD của Loratadin

Khi thuốc Loratadin dùng với liều lớn hơn l0mg hàng ngày có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn như: Đau đầu, khô miệng, chóng mặt, khô mũi, hắt hơi, viêm kết mạc…

Chống chỉ định dùng thuốc Loratadin

Chống chỉ định tuyệt đối dùng thuốc Loratadin với các đối tượng quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc Loratadin

  • Đối tượng suy gan cần thận trọng khi dùng thuốc Loratadin
  • Khi dùng loratađin có nguy cơ khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi, và tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng Loratadin.
  • Với phụ nữ có thai, chỉ dùng Loratadin khi cần thiết, với liều thấp và trong thời gian ngắn.
  • Loratadin và chất chuyển hoá của nó tiết vào sữa mẹ, vì vậy phụ nữ đang cho con bú nếu cần dùng thuốc nên dùng liều thấp và trong thời gian ngắn.

Thông tin tại mục tin tức Cao đẳng Y dược Sài Gòn – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur mang tính chất tham khảo! Người bệnh không nên tự ý dùng theo liều tham khảo!

Nguồn: truongcaodangyduoctphcm tổng hợp