Rửa vết thương là những công việc thường ngày của một điều dưỡng viên ngoại khoa. Vậy khi thực hiện quy trình rửa vết thương, Điều dưỡng viên cần lưu ý điều gì?
- KTV Cao đẳng Xét nghiệm chia sẻ cách làm thử nghiệm Optochin
- Quy trình xét nghiệm: Thử nghiệm phát hiện dùng citrat
- Quy trình xét nghiệm: Tổng phân tích nước tiểu
Quy trình rửa vết thương
Cùng các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Tp.HCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur Tp.HCM chia sẻ một số kiến thức, quy trình về các kỹ thuật thay băng cắt chỉ trong Điều dưỡng cơ bản tại kiến thức Y khoa như sau:
Trên Y học lâm sàng ngoại khoa có một số loại vết thương ngoại khoa như: vết thương kín, vết thương hở, vết thương nhiễm khuẩn, vết thương hoại tử, vết thương đang phục hồi. Đối với vết thương hở tùy theo kích thước sẽ cần khâu lại để giúp quá trình phục hồi tốt hơn.
Quy trình rửa vết thương sạch
Chuẩn bị bệnh nhân thay băng rửa vết thương sạch
- Kiểm tra hồ sơ bệnh nhân.
- Thông báo cho bệnh nhân.
- Nhận định tình trạng bệnh nhân.
Chuẩn bị người điều dưỡng
- Thực hiện rửa tay thường quy.
- Mang khẩu trang.
Chuẩn bị dụng cụ thay băng rửa vết thương sạch
- Sắp xếp dụng cụ lên xe thay băng.
- Kiểm tra dụng cụ.
Quy trình rửa vết thương cần lưu gì điểm nào?
Tiến hành kỹ thuật thay băng rửa vết thương sạch
- Điều dưỡng đi găng sạch.
- Chuẩn bị tư thế bệnh nhân.
- Trải nilon dướì vị tri vết thương.
- Chuẩn bị dung dịch rửa vết thương.
- Đặt túi đựng đồ bẩn vào vị trí thuận lợi.
- Mở gói/ hộp dụng cụ vô khuẩn.
- Tháo bỏ băng, gạc cũ.
- Nhận định tình trạng vết thương.
- Tháo bỏ găng đã sử dụng.
- Điều dưỡng đi găng vô khuẩn khác.
- Rửa ngoài vết thương.
- Rửa trong vết thương.
- Theo dõi tình trạng bệnh nhân.
- Thấm khô vết thương, sát khuẩn lại vết thương.
- Đặt gạc vô khuẩn và băng vết thương.
Thu dọn dụng cụ thay băng rửa vết thương sạch
Phân loại và thu gom chất thải
Quy trình rửa vết thương nhiễm khuẩn
Đối với vết thương nhiễm khuẩn, theo giảng viên liên thông Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur Tp.HCM thì các bạn sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng cần nắm chắc các nội dung như chuẩn bị bệnh nhân và dụng cụ để kỹ thuật thay băng vết thương nhiễm khuẩn được đảm bảo vô khuẩn giúp vết thương chóng lành.
Chuẩn bị bệnh nhân để rửa vết thương nhiễm khuẩn
- Kiểm tra hổ sơ bệnh nhân.
- Thông bảo cho bệnh nhân.
- Nhận định tình trạng bệnh nhân.
Chuẩn bị người điều dưỡng thực hiện rửa vết thương nhiễm khuẩn
- Thực hiện rửa tay thường quy.
- Mang khẩu trang.
Chuẩn bị dụng cụ rửa vết thương nhiễm khuẩn
- Sắp xếp dụng cụ trên xe thay băng.
- Kiểm tra dụng cụ.
Quy trình rửa vết thương cần đảm bảo dụng cụ đầy đủ
Tiến hành kĩ thuật rửa vết thương nhiễm khuẩn
- Điều dưỡng đi găng sạch.
- Chuẩn bị tư thế bệnh nhân.
- Trải nilon dưới vị trí vết thương.
- Chuẩn bị dung dịch rửa vết thương.
- Đặt túi đựng đồ bẩn vào vị trí thuận lợi.
- Mở gói/ hộp dụng cụ vô khuẩn.
- Tháo bỏ băng, gạc cũ.
- Tháo bỏ găng đã sử dụng.
- Điều dưỡng đi găng vô khuẩn.
- Rửa trong vết thương.
- Rửa ngoài vết thương.
- Theo dõi tình trạng bệnh nhân.
- Thấm khô vết thương.
- Sát khuẩn vết thương.
- Đặt gạc vô khuẩn và băng vết thương.
- Thu dọn dụng cụ.
Phân loại và thu gom chất thải. Ghi phiếu chăm sóc và thông báo cho bệnh nhân.
Thông tin về quy trình kỹ thuật rửa vết thương hết sức đơn giản, nhưng để làm được điều đó các bạn Điều dưỡng viên cần học tập, thực hành nhiều hơn tại các phòng chức năng và bệnh viện. Lưu ý, khi thao tác sai bước, có thể làm vết thương nhiễm trùng và lâu liền hơn. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Nguồn: Giáo trình Điều dưỡng Cơ bản – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur Tp.HCM tổng hợp
Được truongcaodangyduoctphcm.net.vn chia sẻ