Kinh túc thái âm tỳ gồm bao nhiêu huyệt đạo?

1395

Kinh túc thái âm tỳ có công dụng trị một số bệnh lý tiêu hoá, sinh dục, thần kinh,… trong Y học cổ truyền kinh túc thái âm tỳ gồm những huyệt nào?

Kinh túc thái âm tỳ 

Bài viết được tham vấn vởi các chuyên gia Cao đẳng Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur.

Tổng quan về kinh túc thái âm tỳ 

Kinh túc thái âm tỳ có 21 huyệt theo thứ tự gồm: ẩn bạch, đại đô, thái bạch, công tôn, thương khâu, tam âm giao, lậu cốc, địa cơ, âm lăng tuyền, huyết hải, cơ môn, xung môn, phú xá, phúc kết, đại hoành, phúc ai, thực đậu, thiên khê, hung hương, chu vinh, đại bao.

Kinh túc thái âm tỳ bắt đầu từ góc chân móng ngón cái, phía trong ngón cái dọc theo đường nối da gan và mu bàn chân đến ứng đầu sau xương đốt bàn chân ngón 1 rồi rẽ lên trước mắt cá trong xương chảy lên cẳng chân dọc theo bờ sau trong xương chày, qua mặt trước kinh can lên mặt trong khớp gối, trước trong đùi vào ổ bụng liên lạc với tạng phủ, lên cuống lưỡi và tỏa ra dưới lưỡi

Huyệt ẩn bạch trong kinh túc thái âm tỳ 

 Tên Huyệt : Ẩn = che dấu. Bạch = trắng.

Huyệt nằm ráp gianh, như nép vào (ẩn) vùng thịt trắng – đỏ của ngón chân, vì vậy gọi là Ẩn Bạch (Trung Y Cương Mục).

  • Tên Khác của huyệt Ẩn bạch: Quỷ Luật, Quỷ Lũy, Quỷ Nhãn.
  • Xuất Xứ của huyệt Ẩn bạch: Thiên ‘Bản Du’
  • Đặc Tính :

Vị trí huyệt ẩn bạch 

+ Huyệt thứ 1 của kinh Tỳ.

+ Huyệt Tỉnh, thuộc hành Mộc.

+ Một trong Thập Tam Quỷ Huyệt

+ Nhận 1 mạch phụ từ kinh chính Vị.

+ Huyệt đặc biệt để trị những rối loạn ở kinh Biệt Tỳ theo phép ‘Mậu Thích.’

+ Theo thiên Căn Kết : Huyệt Ẩn Bạch là ‘Căn’ của Thái Âm’

+ Đây là huyệt phải châm đặc biệt trong trường hợp Tỳ khí rối loạn gây bụng trướng, mất ngủ và trong những rối loạn do khí suy.

  • Vị Trí của huyệt Ẩn bạch:  Ở góc trong móng ngón chân cái, cách chân móng 1mm.
  • Giải Phẫu :Dưới da là xương đốt 2 ngón chân cái.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

 Tác Dụng của huyệt Ẩn bạch : Điều huyết, thống huyết, ích Tỳ, thanh Tâm, định thần khí, ôn dương hồi nghịch.

  • Chủ Trị : Trị bụng trướng, mất ngủ, mộng mị, động kinh, điên cuồng, kinh nguyệt rối loạn, ngất [dùng cứu].

 Phối Huyệt trong Y học cổ truyền trị bệnh như sau:

  1. Phối Đại Đôn
  2. Phối Uỷ Trung trị chảy máu cam
  3. Phối Dương Lăng Tuyền + Thiên Phủ trị mất ngủ
  4. Phối Nhiên Cốc + Nội Đình + Tỳ Du trị không muốn ăn
  5. Phối Can Du + Thượng Quản + Tỳ Du trị nôn ra máu, chảy máu cam
  6. Phối Túc Tam Lý trị tiêu tiểu ra máu
  7. Phối Lệ Đoài trị ngủ hay mơ
  8. Phối Bá Hội trị chứng thi quyết
  9. Phối Huyết Hải + Khí Hải + Tam Âm Giao trị kinh nguyệt quá nhiều
  10. Phối Huyết Hải + Thần Môn trị phụ nữ bị băng huyết
  11. Phối Thương Khâu trị co giật mạn tính
  12. Phối Tỳ Du + Vị Du trị da vàng
  13. Phối Thân Mạch + Túc Tam Lý trị tiêu ra máu
  14. Phối Đại Lăng + Thái Khê + Thần Môn có tác dụng cầm máu 
  15. Châm Cứu : Châm xiên, sâu 0,1 – 0,2 thốn hoặc châm nặn ra máu. Cứu 3 – 7 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

 

Huyệt đại đô trong kinh túc thái âm tỳ 

Chia sẻ tại mục tin tức y dược, chuyên gia Bùi Huỳnh (Cao đẳng Y Dược Tp. Hồ Chí Minh – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết: Huyệt đại đô ở cuối ngón chân cái (ngón chân to nhất (đại) trong các ngón chân), nơi cơ và xương dày, tạo thành 1 chỗ lồi lên, có ý chỉ rằng huyệt là nơi Thổ khí

Vị trí huyệt đại đô

  • Xuất Xứ của huyệt đại đô: Thiên ‘Bản Du’
  • Đặc Tính của huyệt đại đô:

+ Huyệt thứ 2 của kinh Tỳ.

+ Huyệt Vinh, thuộc hành Hoả.

+ Huyệt Bổ của kinh Tỳ.

+ Là 1 trong nhóm huyệt trị cho ra mồ hôi khi sốt cao

  • Vị Trí của huyệt đại đô: Huyệt nằm ở chỗ lõm nơi khớp đầu xương ngón chân cái, gân xương gan bàn chân, trên đường tiếp giáp lằn da gan bàn chân, mu chân của bờ trong bàn chân.
  • Giải Phẫu : Dưới da là chỗ bám của gân cơ dạng ngón chân cái, bờ trong đầu sau đốt 1 ngón chân cái.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chầy sau.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.

  • Chủ Trị: Trị bệnh lý bàn chân sưng đau, bụng trướng, dạ dày đau, sốt cao.

 Phối Huyệt:

  1. Phối Ẩn Bạch trị chứng thi quyết
  2. Phối cứu Thương Khâu + Âm Lăng Tuyền trị hạ l
  3. Phối Phong Long + Phục Lưu trị phong nghịch, tay chân sưng phù
  4. Phối Kinh Cừ trị sốt mà không ra mồ hôi
  5. Phối Hoành Cốt trị lưng đau do khí trệ
  6. Phối Âm Lăng Tuyền + Côn Lôn + Kỳ Môn + Trung Quản trị tiêu chảy
  7. Phối cứu Cự Khuyết + Thái Bạch + Thừa Sơn + Túc Tam Lý trị giun gây ra đau vùng tim.
  8. Phối Âm Cốc + Khí Hải + Nhiên Cốc + Tam Âm Giao + Thái Xung + Trung Cực trị băng huyết không cầm.
  • Châm Cứu: Châm thẳng 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút
  • Ghi Chú: Phụ nữ có thai không cứu.

Nguồn: Tin tức Y dược tổng hợp