Thuốc kháng sinh: Nguyên tắc sử dụng và cách phân nhóm

1013

Hiện nay trên thì trường có rất nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau, khi Dược sĩ Cao đẳng bán thuốc theo đơn cần lưu ý về nhóm và nguyên tắc sử dụng. Vậy phân loại và sử dụng kháng sinh như thế nào?

Thuốc kháng sinh có bao nhiêu nhóm?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi các chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur về Nguyên tắc sử dụng và cách phân nhóm kháng sinh”

Dược sĩ Pasteur chia sẻ nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh tại nhà thuốc đến bạn đọc cụ thể như sau:

  • Thuốc kháng sinh “chỉ nên sử dụng” khi xuất hiện nhiễm khuẩn
  • Sử dụng đủ liệu trình
  • Uống 5 -7 ngày không khỏi cần đổi sang nhóm kháng sinh khác
  • Không sử dụng kháng sinh lặp lại giống nhau trong 1 thời gian ngắn, đường sử dụng, phụ nữ có thai, trẻ em, người đang mắc kèm các bệnh.. .)
  • Lựa chọn kháng sinh hợp lý (mỗi đối tượng, mỗi loại bệnh đều có những loại kháng sinh khác nhau, thông thường việc kê đơn các Y bác sĩ sẽ kê đơn theo phác đồ điều trị)
  • Phối hợp kháng sinh khi thật sự cần thiết và cần đúng nguyên tắc (không cùng nhóm + không cùng tác dụng phụ + không tương tác)
  • Dược sĩ Cao đẳng lưu ý, không sử dụng thuốc kháng sinh đồng thời với vitamin C, nước hoa quả và men tiêu hóa

Cách phân loại nhóm kháng sinh an toàn và chính xác

Kháng sinh nhóm B – lactam

Hoạt chất và biệt dược gốc và hàm lượng:

  • Thuốc kháng sinh Cefaclor (TH2) – CECLOR 125mg (Menarini)
  • Thuốc kháng sinh Cefixim (TH3)
  • Thuốc kháng sinh Cefdinir (TH3) – OMNICEF 100mg
  • Thuốc kháng sinh Amoxicillin – CLAMOXYL 250mg
  • Thuốc kháng sinh Amoxicillin + Clavulanic – AUGMETIN 250mg, 500mg, 875mg, 1g
  • Thuốc kháng sinh Amoxicillin + Sulbactam – TRIFAMOX 250mg, 500mg, 875mg
  • Thuốc kháng sinh Ampicillin + Sulbactam – UNASYN 375mg
  • Thuốc kháng sinh Cephalexin (TH1)
  • Thuốc kháng sinh Cefuroxim (TH2) – ZINNAT 125mg, 250mg, 500mg

Chỉ định chính:

  • Nhiễm khuẩn hô hấp, tai mũi họng
  • Thuốc kháng sinh Amoxicillin sử dụng trong phác đồ điều trị HP viêm loét dạ dày tá tràng

Lưu ý:

  • Thuốc kháng sinh Amoxicillin + Clavulanic gây rối loạn tiêu hóa => khuyến cáo người bệnh nên sử dụng ngay khi bắt đầu bữa ăn và nên sử dụng kèm men vi sinh (không sử dụng cùng lúc) hoặc thay thể bằng Amoxicillin + sulbactam

Thuốc kháng sinh cần được sử dụng thận trọng

Kháng sinh nhóm Macrolid

Các giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM – Trường CĐ Y Dược Pasteur chia sẻ một số hoạt chất và biệt dược gốc và hàm lượng của kháng sinh nhóm Macrolid: 

  • Thuốc kháng sinh Clarithromycin – KLACID 125mg/5ml, 250mg, 500mg
  • Thuốc kháng sinh Azithromycin – ZITROMAX 200mg/5ml, ZITROMAX 500
  • Thuốc kháng sinh Erythromycin – ERYTHROMYCIN 250, 500 Pháp; ERYLIK, ERYFLUID
  • Thuốc kháng sinh Spiramycin – ROVAMYCIN 0.75, 1.5, 3IU; RODOGYL
  • Thuốc kháng sinh Roxithromycin – RULID 50, 100, 150mg

Chỉ định kháng sinh nhóm Macrolid:

  • Tương tự B – lactam
  • Clarithromycin sử dụng trong phác đồ điều trị HP viêm loét dạ dày tá tràng
  • Erythromycin ít độc, ít tác dụng không mong muốn nên thường được sử dụng khoa nhi.
  • Rodogyl (Spiramycin + Metronidazol) là biệt dược kinh điển sử dụng cho điều trị viêm răng lợi

Lưu ý khi dùng kháng sinh nhóm Macrolid:

  • Zitromax có thời gian bán thải dài nên chỉ sử dụng 1v/ngày *3 ngày
  • Rodogyl đang hết số đăng ký tại Việt Nam (hiện tại chỉ có hàng xách tay)
  • Roxithromycin hấp thu mạnh và ổn định ở PH dạ dày, sinh khả dụng đường uống tốt hơn Erythromycin.

Kháng sinh nhóm Quinolon

Hoạt chất và biệt dược gốc và hàm lượng:

  • Nalidixic (TH1)
  • Ciprofloxacin (TH2) – CIPROBAY 500mg
  • Moxifloxacin (TH2) – AVELOX 400mg, VIGAMOX
  • Ofloxacin (TH2) – OFLOVID
  • Norfloxacin (TH2)
  • Levofloxacin (TH2) – TAVANIC 500mg
  • Pefloxacin (TH2) – PEFLACIN 400mg

Chỉ định:

  • Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục, mắt, tai.
  • Nhiễm khuẩn hô hấp nặng.
  • Nalidixic và Peflacin chỉ được sử dụng cho nhiễm khuẩn tiết niệu
  • Levofloxacin có trong phác đồ điều trị HP viêm loét dạ dày tá tràng

Lưu ý:

  • Không sử dụng cho trẻ em dưới 16 tuổi (trừ Nalidixic) (do thuốc chuyển hóa ở sụn liên hợp, gây tổn thương sụn => xương khớp kém phát triển)
  • Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Kháng sinh nhóm Aminoglycosid

Hoạt chất và biệt dược gốc và hàm lượng:

  • Tobramycin – TOBREX, TOBRADEX
  • Neomycin – POLYGYNAX, SADETABS
  • Gentamycin

Lưu ý khi dùng kháng sinh nhóm Aminoglycosid:

  • Không hấp thu qua đường tiêu hóa nên chủ yếu sử dụng bôi, đặt, tiêm
  • Độc với thận, và thính giác.

Kháng sinh nhóm Lincosamid

Hoạt chất và biệt dược gốc và hàm lượng:

  • Clindamycin – Dalacin T 1%; Dalacin C 150, 300mg
  • Lincomycin

Chỉ định khi sử dụng nhóm Lincosamid:

  • Người bệnh có nhiễm khuẩn xương khớp.
  • Dalacin T bôi ngoài trị mụn trứng cá

Thuốc kháng sinh dạng bôi

Kháng sinh nhóm Tetracyclin

Hoạt chất và biệt dược gốc và hàm lượng:

  • Tetracyclin – TETRACYCLIN 500mg, mỡ 1%
  • Doxycyclin – DOXYCYCLIN 100mg

Chỉ định:

  • Tetracyclin: Tả lỵ, mắt, có trong phác đồ điều trị HP dạ dày
  • Doxycyclin hay sử dụng điều trị trứng cá, nhiễm khuẩn da

Lưu ý:

  • Không sử dụng Tetra cho phụ nữ mang thai – cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi (do tạo phức hợp vs Canxi trong xương, răng làm xương răng kém phát triển, biến màu)
  • Doxycyclin ít độc hơn nên chống chỉ định cho trẻ dưới 8 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Kháng sinh nhóm Phenicol

Hoạt chất và biệt dược gốc và hàm lượng

  • Cloramphenicol – CLOROCID 250mg, nhỏ mắt 0. 4%, mỡ 2%

Chỉ định:

  • Nhiễm khuẩn tiêu hóa: Thương hàn, tả lị
  • Nhiễm khuẩn tại chỗ: Mắt, tai

Lưu ý:

  • Độc với máu, suy tủy, “hội chứng xanh xám” ở trẻ sơ sinh => tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 12 tháng

Các nhóm kháng sinh khác

Hoạt chất và biệt dược gốc và hàm lượng:

  • Metronidazol – FLAGYL 250mg
  • Secnidazol – FLAGENTYL 500mg
  • Tinidazol
  • Sulfamethoxazol, Biseptol, Berberin, Mộc hoa trắng…

Chỉ định chính:

  • Nhiễm khuẩn tiêu hóa
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục

Lưu ý:

  • Biseptol hay gây dị ứng
  • Gây mất sữa => sử dụng trong trường hợp cắt sữa

Thông tin về thuốc kháng sinh (phân loại và nguyên tắc) mang tính chất tham khảo, Dược sĩ cần cập nhật kiến thức về nguyên tắc phối hợp kháng sinh cũng như phân loại nhóm kháng sinh theo tài liệu từ cơ quan chuyên ngành ban hành.

Theo : Kiến thức Y dược cập nhật và tổng hợp