Khi nào được làm xét nghiệm Cô-vít-19?

1187

Một số người có triệu chứng ho, sốt, khó thở tự nguyện đến bệnh viện để xin làm xét nghiệm Cô-vít-19. Tuy nhiên, không phải ai cũng được làm xét nghiệm này.

Xét nghiệm Cô-vit-19 cần dược thực hiện tại cơ sở y tế được kiểm định

Cô rô na vi-rút 2019 (SARS-CoV-2) là gì?

Cô-rô-na vi-rút 2019 (2019-n.CoV) là một loại vi-rút đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Virus này được xác định trong một cuộc điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. 2019-n.CoV là chủng vi-rút mới chưa được xác định trước đó. Ngoài chủng Cô-rô-na vi-rút mới phát hiện này, đã có 6 chủng Cô-rô-na vi-rút khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người.

Cơ chế vi-rút Cô-rô-na chủng mới lây lan như thế nào?

Vi-rút này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, vi-rút lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của bệnh nhân. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng vi-rút, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến mọi người xung quanh bị phơi nhiễm.

Vi-rút cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà bệnh nhân chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Một số người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm vi-rút khi xử lý các chất thải của bệnh nhân.

Dịch bệnh đã lây lan sang hơn 100 quốc gia khác nhau

Khi nào cần đi xét nghiệm Cô-vít-19

Các chuyên gia y tế các trường Cao đẳng Y Dược cho biết, trong thời điểm giao mùa thu đông, đông xuân rất nhiều người có các triệu chứng dấu hiệu của các bệnh bệnh cảm, cúm, sốt siêu vi đều có các triệu chứng ho, sốt, đau họng, sổ mũi. Tuy nhiên người dân cần đặc biệt lưu ý để tránh nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp do vi-rút Cô-rô-na chủng mới gây ra. Vậy khi nào cần và nên đi xét nghiệm chẩn đoán bệnh do vi-rút Cô-rô-na chủng mới gây ra?

Các chuyên gia y tế cho biết; nếu ai cũng yêu cầu làm xét nghiệm thì ngành y tế không thể dung nạp hết. Việc thực hiện một xét nghiệm Cô-vít-19 rất tốn kém và nếu làm đại trà, labo xét nghiệm không thể đáp ứng.

“Không phải ai muốn làm Cô-vít-19 cũng được mà chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ điều kiện, đúng chỉ định. Đồng thời, khi đã làm xét nghiệm, người nghi ngờ phải được cách ly 14 ngày. Nếu kết quả âm tính, bệnh nhân vẫn cần được cách ly đủ số ngày vì thời gian ủ bệnh có thể kéo dài sau ngày được xét nghiệm”, Đại diện viện Nhiệt đới Tw chia sẻ đến bạn đọc

Theo cập nhật của tin tức y tế, tính đến thời điểm hiện tại tất cả xét nghiệm PCR chẩn đoán Cô-vít-19 tại Việt Nam đều được thực hiện miễn phí. Vì vậy, người có nhu cầu xét nghiệm Cô-vít-19 muốn trả tiền để làm xét nghiệm này cũng rất khó có thể thực hiện.

Mọi người dân không nên quá hoang mang trước dịch bệnh Cô-vit-19

Trước sự lo lắng của mọi người về dịch bệnh, các cơ quan chức năng đã phát đi khuyến cáo; ngoài việc xuất hiện các biểu hiện hô hấp như ho, sốt, khó thở, bệnh nhân cần phải đáp ứng các điều kiện về dịch tễ học như đi về từ vùng dịch hoặc tiếp xúc với các trường hợp dương tính hoặc nghi ngờ nhiễm Cô-vít-19 hoặc một số cán bộ nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân dương tính thì mới tiến hành xét nghiệm Cô-vít-19.

Trong trường hợp, người dân hoang mang lo lắng về tình trạng sức khỏe của bản thân có thể đến cơ sở y tế để được nhân viên y tế hướng dẫn và khám sàng lọc và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để loại trừ.

Mỗi cá nhân nên và cần tự bổ sung kiến thức cho bản thân về dịch bệnh viêm phổi cấp do vi-rút Cô-rô-na chủng mới gây ra, để có thể chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch cho bản thân và gia đình như: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng với thời gian tối thiểu là 20 giây, hạn chế đến nơi đông người, giữ khoảng cách 2 mét, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, khi thấy dấu hiệu dịch bệnh covid-19 cần khai báo với cơ quan y tế!

Nguồn: truongcaodangyduoctphcm.net.vn tổng hợp